top of page
Writer's picturetrolyminhhong

Hiệu suất làm việc của nhân viên thấp - Nguyên nhân do đâu?

Nhân viên là những mắt xích đưa công ty hướng tới con đường đạt được các mục tiêu đề ra. Việc nhân viên không nỗ lực hết mình hoặc làm việc với năng suất thấp có tác động không nhỏ đến lợi nhuận. Là người quản lý, lãnh đạo, bạn cần tìm ra nguyên nhân gốc rễ làm ảnh hưởng đến năng suất làm việc của nhân viên để từ đó đưa ra các giải pháp cần thiết nhằm thúc đẩy năng suất và đưa doanh nghiệp trở lại đúng hướng.


Hãy cùng Minh Hồng khám phá bài viết dưới đây để tìm hiểu 5 lý do phổ biến làm giảm năng suất làm việc của nhân là gì nhé!


Nguyên nhân hiệu suất làm việc của nhân viên thấp

1. Hiệu suất làm việc của nhân viên thấp do môi trường làm việc căng thẳng


Vài năm trở lại đây, “đa nhiệm” dần trở thành một xu hướng được nhiều người coi là tiêu chuẩn cho công việc. Không ít người quản lý muốn giao càng nhiều nhiệm vụ cho nhân viên càng tốt bởi họ tin rằng điều này sẽ đảm bảo nhân viên không “rảnh rỗi", không bao giờ thiếu việc để làm, ngoài ra cũng để hiệu quả chi phí nhân sự. Công việc chất chồng cộng thêm áp lực từ đồng nghiệp, quản lý là nguyên nhân khiến nhân viên dễ rơi vào căng thẳng trong công việc. Khi những lo lắng về công việc luôn thường trực, nhân viên sẽ trở nên mất phương hướng, mất tập trung và không thể hoàn thành nhiệm vụ một cách hiệu quả.


môi trường làm việc căng thẳng

Điều cần làm: Trong vai trò là một người quản lý, bạn cũng chịu áp lực từ tổ chức và kết quả của đội nhóm. Áp lực từ hai phía cũng khiến cho những người quản lý trở nên mệt mỏi hơn. Nhưng dù sao đi nữa, trách nhiệm của bạn là người cân bằng cả hai cán cân này, việc của bạn và doanh nghiệp sẽ cần đánh giá lại hiệu quả làm việc và những tác động của việc đa nhiệm. Nên có các buổi gặp 1-1 với các nhân viên để lắng nghe mong đợi của họ và điều chỉnh cho hợp lý.


2. Môi trường làm việc độc hại


Các hành vi độc hại tại nơi làm việc thường bắt nguồn từ các cá nhân cố gắng thao túng và tạo những cảm xúc tiêu cực lây lan trong tổ chức. Điều này phổ biến hơn trong các doanh nghiệp có quy mô lớn, nơi một số nhân viên có thể sử dụng các “mánh khoé" để chèn ép nhau hoặc tìm cách để thăng tiến. Những nhân viên bị chèn ép thường dễ gặp căng thẳng trong thời gian dài gây ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả công việc.


Môi trường làm việc độc hại

Điều cần làm: Giải pháp đơn giản và hiệu quả cho mọi vấn đề đều bắt đầu từ việc giao tiếp với những người cần thiết. Hãy thiết lập một “vòng lặp phản hồi" (Feedback loop) - nơi bạn và nhân viên sẽ liên tục chia sẻ và giao tiếp với nhau. Bằng cách này, bất kể vấn đề trong doanh nghiệp của bạn là gì, bạn đều có thể phát hiện ra nó kịp thời nhờ vòng lặp phản hồi và dễ dàng loại bỏ hơn.


3. Quản lý yếu kém


Nhiều nhà quản lý cho rằng hiệu suất làm việc của nhân viên thấp là do bản thân họ nhưng thực tế điều này cũng bắt nguồn từ việc quản lý yếu kém, không thúc đẩy được nhân viên. Đặc điểm rõ nhất trong quản lý yếu kém là giao tiếp không nhất quán, không cho nhân viên cơ hội đưa ra quyền quyết định, không khen thưởng nhân viên khi hoàn thành tốt công việc. Nếu nhân viên của bạn là một người có năng lực làm việc tốt nhưng lâu dần có dấu hiệu thụt lùi thì bạn cũng nên đánh giá lại khả năng quản lý của mình..


Quản lý yếu kém

Điều cần làm: Khi năng suất làm việc của nhân viên giảm, việc đầu tiên nhà quản lý cần làm là xem lại các đầu công việc của nhân viên và đánh giá lại cách quản lý của mình. Bạn nên nói chuyện, hỏi han nhân viên xem liệu họ có đang gặp vấn đề, khó khăn gì trong quá trình làm việc không, hay do cách phân chia công việc của ban quản lý chưa phù hợp khiến cho tiến độ dự án bị chậm trễ. Ngoài ra, bạn cũng nên động viên, khen thưởng cho đội nhóm của mình vì những kết quả tích cực họ đã nỗ lực. Đôi khi lượng công việc bị dồn nhiều nhưng lại không có một lời khen thưởng nào cũng khiến nhân viên chùn bước, chán nản.

Bên cạnh đó, quản lý cũng cần nâng cấp bản thân mỗi ngày, nâng cao kỹ năng lãnh đạo để có thể tạo động lực và giúp nhân viên bên dưới phát triển.


Bạn có thể tham khảo thêm về Khoá học Quy trình Development Pipeline - Bí kíp phát triển nhân sự vượt bậc dành riêng cho các nhà quản lý tại đây. Chương trình này được thiết kế để giúp các nhà lãnh đạo xây dựng kế hoạch phát triển đội nhóm dựa vào sự thấu hiểu bản thân của nhân viên, kết dính được giữa giá trị của nhân viên với giá trị của tổ chức để phát huy động lực tự thân trên con đường phát triển bản thân của đội nhóm.


4. Cơ cấu tổ chức kém hiệu quả


Một yếu tố gây ảnh hưởng không kém đến hiệu suất làm việc của nhân viên là cơ cấu tổ chức yếu kém. Điều này thường xảy ra khi doanh nghiệp không tối ưu hóa quy trình làm việc, thiếu sự gắn kết giữa các bộ phận,... Làm việc thiếu quy trình dễ gây ra những nhầm lẫn, thiếu sót về thông tin, thiếu tính cam kết và trách nhiệm giữa các cá nhân. Từ đó nhân viên dễ bị bối rối và thụ động trong công việc.


Cơ cấu tổ chức kém hiệu quả

Điều cần làm: Xây dựng một quy trình làm việc chặt chẽ với cơ cấu tổ chức rõ ràng sẽ giúp nhân viên duy trì năng suất làm việc hiệu quả. Với vai trò quản lý, lãnh đạo, bạn cần phân cấp quyền hành và trách nhiệm rõ ràng cho từng bộ phận. Bên cạnh đó, các bộ phận làm việc với nhau cần trao đổi thường xuyên, chặt chẽ bằng một công cụ giao việc chung để nắm bắt được tình trạng công việc đang ở giai đoạn nào.


5. Không có cảm giác thuộc về


Việc nhân viên không cảm thấy họ thuộc về công ty cũng có thể là một yếu tố làm giảm năng suất làm việc. Nhân viên sẽ cảm thấy hào hứng và có tinh thần làm việc khi họ trò chuyện và tương tác được với đồng nghiệp. Ngược lại, thiếu tương tác giữa các thành viên sẽ khiến nhân viên cảm thấy cô đơn, bị cô lập và sa sút tinh thần. Ngoài ra, khi nhân viên cảm thấy những nỗ lực của họ không được đánh giá cao, họ cũng sẽ mất động lực làm việc.


Không có cảm giác thuộc về

Điều cần làm: Để tình trạng này không tiếp diễn, mỗi quản lý hoặc lãnh đạo cấp cao phải đảm bảo rằng văn hóa nơi làm việc luôn chào đón những nhân viên mới và không khiến họ cảm thấy bản thân bị đánh giá thấp. Với đội ngũ nhân viên hiện tại, bạn cần trao đổi với phòng nhân sự truyền thông mạnh mẽ các hoạt động nội bộ về văn hoá, giá trị của công ty nhằm đảm bảo mỗi nhân viên đều nắm được và thực hiện đúng. Bên cạnh đó, các hoạt động gắn kết nhân viên nên được đề cao, tạo ra một môi trường làm việc mở và giao lưu thường xuyên hơn.


Kết luận


Năng suất làm việc đóng vai trò quan trọng trong việc giúp bất kỳ doanh nghiệp hoặc tổ chức nào đạt được mục tiêu tăng trưởng. Do đó, một môi trường làm việc cởi mở, gắn kết, có quy trình định hướng rõ ràng,... sẽ tạo nên sự hài lòng cho nhân viên và thúc đẩy năng suất làm việc tốt. Đây là một bài toán không hề dễ với các doanh nghiệp, bởi cuối cùng vẫn cần sự chuyển đổi và đồng lòng của toàn bộ đội ngũ cấp cao để xây dựng một tập thể mạnh, giỏi và đoàn kết, khi đó năng suất lao động sẽ cao.

26 views0 comments

Comments


bottom of page