top of page
Writer's picturetrolyminhhong

6 Phong cách lãnh đạo cảm xúc Daniel Goleman


Nghiên cứu của Daniel Goleman - một nhà tâm lý học và một tác giả tài năng đã chỉ ra rằng phong cách lãnh đạo quyết định tới 30% lợi nhuận của công ty (*). Ông đã nghiên cứu mối quan hệ mật thiết giữa trí tuệ cảm xúc và hiệu quả lãnh đạo, từ đó đưa ra 6 phong cách lãnh đạo cảm xúc có thể mang tới kết quả mong muốn tại nơi làm việc. Vậy 6 phong cách đó là gì và liệu đâu là phong cách mà bạn hướng tới? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.


1. Phong cách Định hướng - The Visionary (Authoritative) Leadership



Phong cách lãnh đạo Định hướng thường là những người truyền cảm hứng và hướng mọi người đi theo một mục tiêu chung. Phong cách này phát huy hiệu quả tốt nhất khi tổ chức cần một hướng đi mới, công ty cần thay đổi chiến lược kinh doanh,…


Tuy nhiên các nhà lãnh đạo cũng không nên lưu ý khi sử dụng phong cách này vì có thể khiến cho hình ảnh của mình trở nên hống hách. Điều bạn cần làm là hãy hào hứng với những sự thay đổi và để nhân viên thấy được nhiệt huyết đó. Bạn cũng cần phải thuyết phục người khác về tầm nhìn của mình để có cơ sở trong mỗi lời nói ra.


2. Phong cách Khai vấn - The Coaching Leadership



Đây là phong cách mà nhà lãnh đạo thường xuyên tập trung vào sự phát triển cá nhân của nhân viên, giúp cho họ tự nhìn ra cách để phát triển khả năng của mình, và giúp họ kết nối mục tiêu của mình với mục tiêu của tổ chức.


Phong cách này đòi hỏi ở mỗi nhà lãnh đạo việc thấu hiểu nhân viên của mình. Do đó, các nhà lãnh đạo có thể sử dụng biểu đồ DISC hoặc bài trắc nghiệm MBTI để hỗ trợ cho việc phán đoán và xác định tính cách nhân viên.


Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý rằng, Phong cách Khai vấn sẽ phản tác dụng nếu nó được coi như là sự giám sát 1-1 với nhân viên, bởi nó làm mất đi không gian riêng tư và làm giảm sự tự tin của họ. Cho nên hãy khéo léo trong việc sử dụng phong cách này.


3. Phong cách Kết nối - The Affiliative Leadership



Phong cách kết nối tập trung vào mối quan hệ cảm xúc giữa các thành viên nhằm tạo ra sự hoà hợp và gắn kết trong tập thể. Chính vì coi sự hợp tác là yếu tố hàng đầu nên phong cách kết nối đặc biệt thích hợp để hàn gắn nhân viên sau những xung đột và bất đồng khiến cho lòng tin của họ bị mất đi. Ngoài ra, nhà lãnh đạo cũng nên sử dụng phong cách này để động viên cấp dưới của mình và giảm thiểu áp lực trong công việc sau những dự án căng thẳng.

Để vận dụng tốt phong cách kết nối, nhà lãnh đạo cần tôn trọng cảm xúc của người khác và đánh giá cao nhu cầu tình cảm của họ. Nếu áp dụng đúng cách, phương pháp này sẽ tăng mạnh sự hòa hợp trong nhóm, thúc đẩy tinh thần nhân viên, cải thiện việc trao đổi thông tin và giải quyết tốt một số vướng mắc trong doanh nghiệp.

4. Phong cách Dân chủ - The Democratic Leadership



Phong cách lãnh đạo Dân chủ hướng đến việc khuyến khích tất cả nhân viên đóng góp ý kiến để đưa ra quyết định tốt nhất dựa trên sự hợp tác và đồng thuận. Do đề cao sự hợp tác nên các nhà lãnh đạo mang phong cách này sẽ chú trọng ý kiến của nhân viên và thường lắng nghe nhiều hơn là chỉ đạo.

Phong cách này thích hợp nhất trong các trường hợp cần sự chung sức đồng lòng, cùng nhau xây dựng ý tưởng. Tuy nhiên, khi đội nhóm có những nhân viên non trẻ, thiếu năng lực hoặc không nắm rõ thông tin thì phong cách này sẽ không giúp ích được nhiều.

Để nâng cao Phong cách lãnh đạo Dân chủ, bạn cần cải thiện kỹ năng lắng nghe chủ động và khả năng thúc đẩy, tạo động lực cho nhân viên.


5. Phong cách Chỉ huy - The Commanding Leadership



Phong cách Chỉ huy được biết đến như một phong cách làm việc cưỡng chế. Những người lãnh đạo mang phong cách này thường đưa ra các mệnh lệnh rõ ràng dựa trên lập trường quyền lực, bắt nhân viên phải tuân thủ cho dù họ muốn hay không. Vì đây là một phong cách mạnh mẽ, dễ chạm đến lòng tự ái của nhân viên nên nếu áp dụng sai cách sẽ kéo theo những tác động tiêu cực.

Các nhà lãnh đạo cần thận trọng trong việc sử dụng phong cách này và chỉ cân nhắc sử dụng trong các tình huống có khủng hoảng phát sinh, khi phải đối mặt với các thay đổi lớn hoặc áp dụng với những nhân viên bất hợp tác. Tuy nhiên cách tốt nhất là các nhà lãnh đạo vẫn nên học cách quản lý khủng hoảng, suy nghĩ và đưa ra quyết định nhanh chóng để làm việc hiệu quả trong những tình huống áp lực cao,

6. Phong cách Dẫn đầu - The Pacesetting Leadership



Phong cách lãnh đạo Dẫn đầu là những người luôn đặt ra thử thách cho nhân viên và kỳ vọng vào kết quả tốt nhất. Do đó, dễ dàng nhận thấy phong cách này tập trung vào hiệu suất công việc và hoàn thành mục tiêu ở mức cao.


Người lãnh đạo nên sử dụng phong cách này khi cần có kết quả công việc tốt trong thời gian ngắn, đặc biệt là khi nhân viên của bạn là những người nhiệt huyết, có năng lực và không cần sự hướng dẫn sát sao. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo cũng lưu ý không nên lạm dụng Phong cách Dẫn đầu vì yêu cầu quá cao trong công việc có thể làm cho nhân viên bị quá tải, suy giảm tinh thần và nảy sinh cảm giác thua kém. Từ đó dễ làm tăng tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên.

Làm thế nào để xác định phong cách lãnh đạo phù hợp?


Cho dù bạn quản lý một nhóm lớn hay nhỏ, phong cách lãnh đạo của bạn cũng ảnh hưởng rất nhiều đến cách cấp dưới nhìn nhận bạn. Dưới đây là một vài điểm có thể giúp bạn bắt đầu.


- Đầu tiên, bạn cần phải xác định được các mục tiêu cụ thể và những gì bạn muốn đạt được. Khi bạn có một tầm nhìn rõ ràng, việc truyền đạt ý tưởng của bạn đến cấp dưới sẽ dễ dàng hơn và truyền cảm hứng cho họ đi theo sự dẫn dắt của bạn. Hãy bắt đầu từ việc liệt kê ra các giá trị, đạo đức và thách thức mà bạn phải đối mặt với tư cách là một nhà lãnh đạo… để hiểu bản thân. Vì hiểu rõ bản thân là bước đầu tiên để trở thành một nhà lãnh đạo hiệu quả.


- Thứ hai, thử nghiệm! Có nhiều phong cách lãnh đạo khác nhau và cách tốt nhất để tìm ra phong cách lãnh đạo của riêng mình là thử nghiệm và xem cách nào phù hợp nhất với bạn cũng như đội nhóm của bạn. Với mỗi cách tiếp cận, hãy lắng nghe phản hồi từ đồng nghiệp và tự nhìn nhận đánh giá. Một cách nhanh chóng hơn là bạn có thể tìm một người cố vấn để giúp xác định và trau dồi phong cách lãnh đạo của mình.


- Cuối cùng, hãy nhớ rằng lãnh đạo không phải là trở nên hoàn hảo mà là lãnh đạo đích thực. Khi bạn lãnh đạo bằng niềm đam mê và có mục tiêu rõ ràng, những người xung quanh sẽ tự nhiên bị thu hút bởi bạn và những điều bạn thể hiện ra. Hãy nhớ rằng, với tư cách là một nhà lãnh đạo, bạn phải luôn cởi mở với phản hồi cũng như sẵn sàng điều chỉnh cách tiếp cận của mình khi cần.

Việc hiểu rõ các phong cách lãnh đạo cảm xúc, xác định được cho mình phong cách phù hợp và biết cách áp dụng đúng đắn sẽ là kim chỉ nam hữu ích cho sự nghiệp của bất kỳ nhà lãnh đạo nào. Hy vọng rằng những chia sẻ ở trên hữu ích và giúp cho hành trình lãnh đạo của bạn thêm vững vàng hơn.


(*) Nguồn tham khảo:


66 views0 comments

Recent Posts

See All

Comments


bottom of page